Nắm bắt được xu thế, hầu hết các ngân hàng đều gia tăng lãi suất nguồn tiền gửi ngắn và dài hạn cùng với hàng loạt chương trình khuyến mại để thu hút khách hàng với bất kỳ đối tượng nào.
Để đảm bảo con số 500 triệu được an toàn và có lợi nhất, dĩ nhiên bạn mong muốn chọn những ngân hàng uy tín, có bề dày, phát triển ổn định, có nhiều chi nhánh hoặc điểm giao dịch tiện lợi. Và bạn sẽ phải suy nghĩ, so sánh mức lãi suất, kỳ hạn tương ứng để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Cân nhắc kỳ hạn và lãi suất gửi tiết kiệm
Hiện nay, có 2 loại tiết kiệm là: ngắn hạn (từ 1 - dưới 12 tháng) và dài hạn (trên 12 tháng). Với kỳ hạn dưới 1 tháng, tiền gửi hiện lãi suất tối đa là 1%. Kỳ hạn từ 1 - dưới 6 tháng dao động từ 4,5% - 5,5% tùy thuộc từng ngân hàng.
Tiền gửi kỳ hạn càng cao (đối với trường hợp từ 6 - 18 tháng) thì càng được hưởng lãi nhiều. Bạn nên xác định mục đích gửi tiền và nên dự trù trước thời gian sử dụng số tiền để đưa ra một kỳ hạn gửi hợp lý, nhằm nhận được số tiền lãi tối đa.
Những năm trước, khi lãi suất ngân hàng đang còn nhiều biến động, người dân thường chọn kỳ hạn ngắn ngày để đảm bảo. Từ cuối năm 2016 trở lại đây, để khuyến khích khách hàng gửi dài hạn, đa số ngân hàng đều gia tăng mức lãi suất kỳ hạn như: VietBank, Sacombank, VietA Bank, OCB… đều áp dụng mức lãi suất huy động dài ngày từ 6 – 7,2%/năm. Mức lãi này cao hơn so với kỳ hạn tiền gửi tiết kiệm ngắn từ 1 - 6 tháng khoảng 5,5%/năm.
Lãi suất ở các ngân hàng thương mại Nhà nước thường thấp hơn ở các ngân hàng cổ phần, đặc biệt là ngân hàng nhỏ từ 1 - 1,5%/năm.
Trong khi các ngân hàng có quy mô vừa và nhỏ đang tăng cường các chương trình hấp dẫn nhắm thu hút khách hàng thì các ngân hàng thuộc Top quy mô lớn gần như không có sự thay đổi về lãi suất như: Vietcombank, MB Bank, Agribank,… Vietinbank là gương mặt duy nhất trong khối ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước vừa nâng trần lãi suất huy động VND từ 0,2 - 0,5%/năm, mặc dù vậy cũng chỉ tập trung ở các kỳ hạn ngắn.
Bảng kỳ hạn, lãi suất cập nhật đầu năm 2017 tại một số ngân hàng
Gửi tiết kiệm 500 triệu, đề phòng rủi ro cao
Một số sự việc liên quan tới sổ tiết kiệm, chủ tài sản gửi cho nhân viên giao hàng giữ hộ nhưng không có giấy tờ biên nhận rõ ràng và làm nên kẽ hở cho các cán bộ chiếm đoạt tài sản. Vì vậy, bạn nên đem về sổ tiết kiệm của mình hoặc tìm dịch vụ cất giữ tài sản an toàn.
Trong trường hợp chủ số tiết kiệm xảy ra bất trắc, làm sao để người nhà có thể rút được tiền? Theo quy định, muốn rút tiền tiết kiệm của người thân thì phải là chủ sở hữu hoặc người đồng chủ sở hữu. Người muốn rút tiền phải có giấy ủy quyền của chủ sổ tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu. Giấy ủy quyền phải được lập tại ngân hàng gửi tiền. Nếu giấy ủy quyền không được lập tại ngân hàng thì phải có xác nhận của công chứng hoặc chính quyền địa phương theo quy định. Tình huống xấu nhất khi chủ sổ tiết kiệm chẳng may qua đời và không có giấy ủy quyền thì việc rút tiền phải giải quyết theo Luật Thừa kế ban hành.
Các thông tin gửi tiết kiệm ở ngân hàng nào tốt nhất trên chỉ mang tính chất tham khảo áp dụng ở khu vực Hà Nội và TP.HCM, các khu vực ngoại tỉnh khác cũng có thể chênh lệch nhưng không nhiều nhưng khá ổn định. Vì vậy, với số tiền 500 triệu hoặc nhiều hơn thế bạn hãy lựa chọn đúng đắn để ổn định nguồn vốn thay vì đầu tư vào các kênh dự tính lãi cao nhưng rủi ro cũng sẽ cao hơn.
Phạm Hương
Hình thức nạp | Giá |
---|---|
Nạp chậm | 7% |
Nạp ngay | 3.5% |
Nạp vào khuyến mại | 3.5% |
Nhà mạng | Giá |
---|---|
Viettel | 3% |
Vinaphone | 4% |
Mobiphone | 4% |
Vietnam Mobile | 5% |
Gmobile | 5% |
3G Mobifone | 10% |
Loại thẻ | Giá |
---|---|
FPT Gate | 4% |
Garena | 5% |
Oncash (Net2E) | 6.5% |
VTC Vcoin | 4% |
VNG Zing | 3.5% |
MegaCard | 5% |
SCoin | 5% |
FunCard | 5% |
Anpay | 0% |